Mũ bảo hiểm kém chất lượng – Quy định xử phạt 2018
Theo báo cáo từ Bộ Y Tế Việt Nam, 16% ca chấn thương sọ não từ những vụ tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đây thực sự là một con số đáng báo động, đe dọa trực tiếp tới an toàn của chúng ta. Hãy cùng Protec tìm hiểu mối nguy từ những loại nón bảo hiểm kém chất lượng này cũng như các mức xử phạt mũ bảo hiểm kém chất lượng là thế nào nhé.
Xem thêm:
Mối nguy hại từ mũ bảo hiểm kém chất lượng
Hiện nay, trên rất nhiều tuyến đường quốc lộ và đặc biệt là trên cả những tuyến đường nội đô ở các thành phố lớn xuất hiện rất nhiều mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán công khai. Các loại mũ này được chất đầy ở lề đường, trên xe đẩy, trong những cửa tiệm nhỏ lẻ với mức giá chỉ bằng phân nửa hoặc thậm chí là 1/3 nón đạt chất lượng.
Màu sắc và hình dáng bên ngoài của các loại mũ bảo hiểm không đạt chất lượng thường nhìn bắt mắt và đa dạng về kiểu dáng, thời trang. Thế nhưng khi so sánh thực tế về chất liệu, độ bền khi chịu lực va chạm thì các loại mũ này đều dễ dàng vỡ nát khi bị va đập mạnh, độ bảo đảm an toàn cho người dùng chỉ là con số 0.
Mũ bảo hiểm kém chất lượng
Hơn thế nữa, những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng chủ yếu được gia công bằng nguồn vật liệu chính là nhựa tái chế. Đây vốn là loại nhựa kém chất lượng, rất giòn và dễ biến dạng/ biến chất khi chịu nhiệt độ cao. Đội những chiếc mũ này không có tác dụng bảo vệ não bộ và có nguy cơ chấn thương vùng mặt và vùng đầu khi không may va chạm xảy ra do phần vỏ mũ vỡ vụn thành những mảng nhựa sắc, nhọn.
Quy định xử phạt mũ bảo hiểm kém chất lượng
Hiện nay, luật giao thông đường bộ chỉ mới có quy định xử phạt những cá nhân không đội nón bảo hiểm hoặc có đội nhưng không cài quai. Với những ai sử dụng nón bảo hiểm kém chất lượng, lực lượng công an giao thông chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt.
Theo nghị định 87/2016/NĐ – CP của Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng đối với những cá nhân hoặc cơ sở tham gia sản xuất. Mức phạt sẽ được dựa trên quy mô và độ nghiêm trọng của hành vi phạm pháp.
Làm sao để nhận biết mũ bảo hiểm kém chất lượng
Bạn có thể nhận biết và phòng tránh các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chất liệu của vỏ mũ: mũ bảo hiểm đạt chất lượng có phần vỏ được làm bằng các loại nhựa cao cấp như Nhựa PVC hay là nhựa ABS. Mũ bảo hiểm kém chất lượng được làm từ nhựa tổng hợp có chất lượng kém, dễ gãy, vỡ và thường bị biến dạng bởi nhiệt độ cao.
- Hình thức của mũ: mũ bảo hiểm chất lượng phải được dán tem hợp quy CR, và các nhãn mác khác với thông tin đầy đủ về kích cỡ, loại chất liệu, cơ sở sản xuất, giấy phép kinh doanh, các lưu ý kèm theo… mũ kém chất lượng thì trái lại, không có tem hoặc chỉ dán tem giả, phần nhãn mác cũng mập mờ với nhiều thông tin sai lệch.
- Phần xốp EPS phía trong: mũ kém chất lượng có phần xốp mềm hoặc không có phần xốp phía trong, không có độ đàn hồi và không hấp thụ xung động khi có va chạm. Mũ chất lượng cao sẽ có phần xốp, đàn hồi và chịu lực tốt.
- Kính: mũ tốt có kính bền, không dễ bị xước hay mờ, chắn gió mưa tốt. Mũ giả có kính giòn, dễ gãy và xước chỉ sau một thời gian ngắn.
- Hệ thống phân phối: mũ chất lượng thường được bày bán trong các trung tâm thương mại và các cửa hàng lớn có địa chỉ rõ ràng và được liên kết trực tiếp với cơ sở sản xuất. Mũ kém chất lượng hay được bày bán trôi nổi bên lề đường, sạp chợ.
- Mức giá: mũ tốt thường có giá trung bình vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng. Mũ kém chất lượng có giá trung bình chỉ vài chục nghìn.
Ở trên là những thông tin về tác hại cũng như quy định xử phạt mũ bảo hiểm kém chất lượng. Ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn tư tưởng sử dụng mũ bảo hiểm để đối phó với công an giao thông nên vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng. Đây là suy nghĩ vô cùng tai hại. Hãy sử dụng nón bảo hiểm chất lượng vì chính tương lai và sức khỏe của bạn nhé.