Chuyên gia Quốc tế tới Việt Nam phòng trừ Mũ bảo hiểm kém chất lượng
Chuyên gia mũ bảo hiểm và an toàn đường bộ quốc tế, Tiến sĩ Terry Smith, sẽ ghé thăm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/6 đến 17/6 nhằm giám sát và tư vấn cho các phòng thí nghiệm kiểm định mũ bảo hiểm tại Việt Nam. Tiến sĩ Smith cũng đồng thời tham vấn Ủy ban An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia (ATGTĐBQG) về cách thức và phương pháp phòng trừ các loại mũ bảo hiểm giả kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường Việt Nam. Năm 2000, Tiến sĩ smith và Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á cùng hỗ trợ chính phủ trong việc phát triển tiêu chuẩn mũ bảo hiểm quốc gia mới (TVCN 5756).
Là thành viên của Ban Cố vấn Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á, Tiến sĩ Smith làm việc với tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam này nhằm hạn chế tấn suất và mức độ nghiêm trọng trong thương vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác. Quỹ AIP sở hữu Nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm nhiệt đới phi lợi nhuận Protec, bao gồm một trong 4 phòng thí nghiệm kiểm định mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
Phòng thí nghiệm cho phép Protec kiểm định mũ bảo hiểm của chính mình cũng như của các nhà sản xuất khác nhằm đảm bảo mũ đạt tiêu chuẩn QCVN2:2008/BKHCN và bảo vệ tốt người sử dụng trong trường hợp xảy ra va chạm. Tiến sĩ Smith tiến hành đánh giá thường niên trang thiết bị tại phòng thí nghiệm kiểm định mũ bảo hiểm của Protec nhằm đảm bảo công tác kiểm định tối ưu và so sánh trang thiết bị phòng thí nghiệm kiểm định mũ bảo hiểm của Protec với các phòng thí nghiệm kiểm định mũ đạt tiêu chuẩn ISO 17025 khác. Ba phòng thí nghiệm kiểm định mũ bảo hiểm còn lại ở Việt Nam đều là sở hữu nhà nước, và Tiến sĩ Smith cũng sẽ gặp gỡ các phòng thí nghimm này trong khuôn khổ chương trình So sánh Liên phòng thí nghiệm (ILC).
Theo Tiến sĩ Terry Smith, “mũ bảo hiểm giả, chất lượng tháp có mặt nhan nhản trên thị trường Việt – ở một số nơi chúng còn chiếm tới 80% các loại mũ bảo hiểm đang sử dụng theo WHO. Những người mua mũ loại này có khi không hiểu rằng đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng vô cùng gnuy hiểm, hoặc họ chỉ đơn giản cố tránh bị công an phạt. Dù lý do là gì thì những người này không bảo vệ thích đáng cho chính họ và con cái họ”.
Tiến sĩ Smith đã kiểm định mũ bảo hiểm của nhiều nhà sản xuất từ năm 1987. Năm 2003, ông thành lập Phòng thí nghiệm Kiểm định Xung động DRI, chuyên thực hiện giám định xung động lên mũ bảo hiểm và cấp chứng nhận sản phẩm cho hàng loạt các nhà sản xuất mũ bảo hiểm cùng các cơ quan chức năng. Phòng thí nghiệm của ông đã được cấp chứng nhận ISO 17025 và hiện là một trong số ít các phòng thí nghiệm kiểm định có chứng nhận kiểm định mũ bảo hiểm cho xe đạp theo Đạo luật Cải thiện An toàn Sản phẩm Tiêu dùn (CPSIA). Chuyên ngành thiết kế mũ bảo hiểm và cơ chế sinh học tổn thương vùng đầu dẫn tới việc ông tham gia làm tư vấn kĩ thuật cho nhiều Cơ quan Tiêu chuẩn quốc tế.
Ông cũng đồng thời hỗ trợ thành lập các trung tâm kiểm định mũ bảo hiểm tại Canada, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam, và gần đây đang hợp tác với Sáng kiến Vaccine Mũ bảo hiểm Toàn cầu nhằm ban hành các tiêu chuẩn mũ bảo hiểm mới tại Uganda và Tanzania. “Dựa trên kinh nghiệm của Tiến sĩ Smith, chúng tôi háo hức được gặp ông để thảo luận kế hoạch đảm bảo mọi mũ bảo hiểm đã sản xuất và mua bán tại Việt Nam đều đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn”, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGTĐBQG.
“Việt Nam tự hào là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã phát triển các tiêu chuẩn mũ bảo hiểm riêng cho môi trường và khí hậu của nước ta, đồng thời phát triển tiêu chuẩn riêng cho mũ bảo hiểm cho trẻ em. Lý do là bởi xe máy hiện chiếm 95% các loại xe cơ giới ở Việt Nam”. Bảo vệ trẻ em Vitt trên đường phố là một trong những lý do UBATGTĐBQG hợp tác cùng Quỹ AIP, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Đường sắt trong chiến dịch có tên gọi “Trẻ em cũng cần mũ bảo hiểm”, tập trung kêu gọi sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em. Lễ phát động chiến dịch quốc gia sẽ lên sóng khắp 63 tỉnh thành khắp cả nước. Đây là kết quả của nỗ lực tham gia của cả cộng đồng suốt nhiều tháng qua, kết hợp các buổi đào tạo và chiến dịch truyền thông đa diện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
“Các phụ huynh phải hiểu được những hiểm nguy họ đang hằng ngày phơi ra trước con cái mình khi không cho các con đội mũ bảo hiểm dành cho trẻ em”, theo ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á. “Nhiều người vẫn tin là mũ bảo hiểm gây nguy hiểm cho trẻ. Phải dừng ngay sự lệch lạc này. Điều này vừa vô lý, lại nguy hiểm và sai lầm. Mũ bảo hiểm đã được chứng minh trên cả phương diện khoa học và ý tế giúp bảo vệ não bộ. Các bậc cha mẹ nên nhớ cho – hiện không có phương pháp chữa trị hay thuốc chữa thương tổn não bộ trên thế giới. Một khi não bị thương tổn, tình trạng này là không thể đảo ngược”.